Tóm tắt bài viết
Bất động sản VN, một trong những khẩu vị ưa thích vốn ngoại
Nhà đầu tư từ thị trường quốc tế có lẽ đang bị thu hút từ thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài hướng đến Việt Nam như một nơi có thể mang đến những trải nghiệm, tiện ích, sự sáng tạo xen lẫn nguồn thu vô cùng lớn. Xu hướng thị trường bất động sản những năm sắp đến sẽ là điểm sáng hút giới đầu tư, cùng với cơ hội và thách thức sẽ mở ra một thời kỳ sôi động tại thị trường vốn đã có nhiều biến động này.
GIỚI THƯỢNG LƯU ĐANG RÓT TIỀN VÀO ĐÂU ?
Một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường New World Wealth công bố hồi đầu năm, Việt Nam là quốc gia giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2007-2017, với tốc độ gia tăng tổng tài sản lên tới 210%. Thậm chí, tốc độ giàu lên của Việt Nam còn bỏ xa những nước phát triển nhanh như Trung Quốc hay Ấn Độ, và được dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 200% trong 10 năm tới.
Sự tăng trưởng này phần lớn nhờ vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của các cá nhân siêu giàu tại Việt Nam, những người sở hữu tài sản có thể đầu tư trị giá ít nhất 30 triệu USD, không bao gồm tài sản cá nhân và bất động sản như nơi ở chính, bộ sưu tập hay tài sản tiêu dùng.
Tại Việt Nam, Thị trường bất động sản siêu giàu cũng đang dần hình thành một số cộng đồng tập trung tại những khu vực có vị trí đẹp và thiên nhiên yên bình, nằm ngoài trung tâm các thành phố lớn. Cùng với sự giàu lên của giới tinh hoa này, những dự án bất động sản hạng siêu sang cũng bắt đầu mọc lên nhắm tới tầng lớp này.
KHƠI DÒNG VỐN NGOẠI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng để tận dụng được cơ hội từ dòng vốn ngoại, cần phải có thêm nhiều thay đổi về cả định hướng và tư duy phát triển chung cho cả thị trường.
Điểm đáng chú ý, năm 2015 trở lại đây, đi cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục gia tăng, thì dòng vốn giải ngân cũng tăng mạnh không kém. Cụ thể, tính đến hết ngày 20/8/2018, vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 183,62 tỷ USD, bằng 55% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Còn tính riêng 8 tháng 2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11,25 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Những dự án bất động sản được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm không chỉ dồn vào các dự án khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng như trước đây, mà còn tập trung khá mạnh vào dự án phát triển nhà ở và hạ tầng đô thị tại Việt Nam, khi các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng của một quốc gia đang trên đà phát triển với tầng lớp dân số trẻ và thu nhập đang tăng lên.
CƠ HỘI MỞ RỘNG DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Theo đánh giá của các chuyên gia, với nền tảng hạ tầng xã hội hoàn thiện, trong những năm gần đây, bất động sản tại thị trường Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đa chiều, tiếp nhận nhiều loại hình sản phẩm mới bắt nhịp cùng thế giới. Đây là yếu tố tất yếu từng bước thay đổi hệ thống hạ tầng cơ sở, bắt kịp với nhịp độ tăng trưởng quốc gia.
Tuy vậy, phải thừa nhận rằng, dòng vốn ngoại chưa thực sự có sự phân bổ đồng đều. Dòng vốn ngoại vào ồ ạt với cường độ cao trong thời gian gần đây, nhưng khá thiên lệch về phân khúc cao cấp, khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng ven biển, trong khi chưa thúc đẩy được các phân khúc khác như chung cư bình dân phục vụ nhu cầu số đông.
Bên cạnh đó, việc tham dự IREC 2018 là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận xu hướng, tạo dựng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình hình địa phương cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác. Hiện trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, bất động sản Việt Nam là miếng bánh béo bở cả trong ngắn hạn và trung hạn. Vì vậy, IREC 2018 cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với các dự án nghỉ dưỡng. Bởi thị trường du lịch Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới và đứng đầu châu Á.
Tổng hợp nhiều nguồn