Shophouse được đánh giá là sản phẩm bất động sản giàu tiềm năng sinh lời. Đặc biệt nếu sản phẩm hội tụ được những yếu tố về vị trí đẹp, lĩnh vực kinh doanh phù hợp,… Đây là hình thức bất động sản đã xuất hiện khá nhiều trên thị trường thế giới, đặc biệt tại các quốc gia phát triển, tại châu Á nổi bật là Malaysia, Singapore,…Tuy mới xuất hiện thị trường bất động sản Việt Nam gần đây, nhưng nó đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt cho các nhà đàu tư.
Tóm tắt bài viết
SHOPHOUSE LÀ GÌ
Shophouse dịch ra tiếng việt có nghĩa là nhà phố thương mại, căn nhà dùng để ở và buôn bán. Đây là mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh. Là một trong những loại hình nhà ở được xây dựng tại các khu đô thị, chung cư. Shophouse được xây dựng và cấp phép sử dụng với hai chức năng vừa là nhà ở, vừa làm cửa hàng kinh doanh shophouse. Thông thường tầng 1 -2 của shophouse sẽ là cửa hàng kinh doanh shophouse, tầng 3-4 sử dụng làm nhà ở. Được xây dựng với mặt bằng rộng, nằm tại các giao lộ, tiện lợi cho việc mua bán shophouse.
Các lô nhà phố thương mại thường ở tầng trệt của các khu căn hộ lớn, hoặc tọa lạc trên mặt tiền đường chính, khu vực sầm uất với kinh tế phát triển, nên sẽ dễ dàng có được nguồn khách tiềm năng nhờ vị trí đắt địa. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc kinh doanh khi chọn căn hộ shophouse.
Các khu tầng trên được thiết kế dưới dạng nhà ở với các tiện ích thông minh vượt trội. Tạo nên những thuận lợi và tiện ích phù hợp nhất cho cả cư dân nơi đây trong việc sinh sống và kinh doanh.Vị trí luôn là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức quan tâm khi lựa chọn shophouse, bởi vị trí thuận lợi đắc địa sẽ tạo cơ hội tốt nhất cho việc phát triển.
Ngoài ra các căn shophouse còn được cho thuê làm văn phòng. Bởi shophouse có thiết kế đẹp, nằm ngay trên các mặt đường lớn sẽ hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí làm văn phòng đại diện cho các công ty, tập đoàn nhờ không gian văn minh lịch sự.
Một trong các yếu tố hấp dẫn nữa của Shophouse đó chính là khả năng thanh khoản cao, nhờ vào các các yếu tố đắt giá như vị trí, thiết kế đa năng cùng số lượng hạn chế, các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính thanh khoản sau khi mua căn hộ này, do có thể dễ dàng mua bán hoặc cho thuê.
KHÁC NHAU GIỮA SHOPHOUSE VÀ NHÀ PHỐ THƯƠNG MẠI
Shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới đang nở rộ và tạo nên một xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản tại Việt Nam. Không giống với việc thuê mặt bằng có giá thành đắt đỏ từ chủ đầu tư và chỉ được thuê trong khoảng thời gian ngắn hạn, sở hữu một căn shophouse đồng nghĩa với việc bạn được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi và có thể thoải mái làm điều bạn muốn.
Chính khái niệm và định nghĩa về shop house khá mới mẻ đã khiến cho nhiều nhà đầu tư hoang mang không biết nó có giống như loại hình nhà phố thương mại hay không. Khi hai loại hình này đang rất được quan tâm trên thị trường bất động sản bởi nhiều tính năng giống nhau như kết hợp cả ở và kih doanh.
Về mục đích đầu tư. Cả Shophouse và nhà phố thương mại đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa nhà mặt phố và shop house là các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như kinh doanh bán nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, kinh doanh hàng nhu yếu phẩm. Nhưng shophouse hướng đến các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, hoặc các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương.
Về vị trí thì các căn shophouse thường nằm ở tầng trệt của các khu căn hộ lớn, hoặc mặt tiền đường chính, đông người lưu thông qua đó, các căn shophouse sẽ dễ dàng có được nguồn khách tiềm năng từ chính trong khu đô thị. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse tốt.
Về phần thiết kế thì hầu hết các căn shophouse là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. Trong khi đó các căn nhà phố thương mại có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên.
Về đối tượng khách hàng. Thông thường khách hàng của các căn nhà phố thương mại là đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó do thuận lợi từ việc tiếp cận dịch vụ. Bởi nhà phố thương mại thường nằm trên mặt phố nhiều người đi lại, các tuyến phố trung tâm và dễ tiếp cận. Đối với shophouse đa phần hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị hạn chế hơn do đặc thù quy hoạch và thiết kế.
TÍNH PHÁP LÝ CỦA SHOPHOUSE CẦN CÓ
Hiện tại, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về loại hình Shophouse và Shophouse vẫn áp dụng các quy định tương tự như đối với các loại hình kinh doanh bất động sản khác, có sự điều chỉnh nhất định của luật dân sự.
Có 2 loại shophouse 2 thời hạn sở hữu khác nhau: Shophouse khối đế toà chung cư và Shophouse thấp tầng khu biệt thự liền kề.
Shophouse khối đế là phần tầng dịch vụ này của một chung cư, để có thể kết hợp kinh doanh thương mại cũng kết hợp để ở thì khu chung cư này phải là chung cư được xây dựng trong dự án kinh doanh, thương mại, kết hợp để ở. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126 Luật đất đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm.
Shophouse thấp tầng khu biệt thự liền kề: áp dụng quy định như đối với biệt thự, liền kề và được cấp sổ. Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài theo các trường hợp được quy định trong luật đất đai năm 2013.