Cùng với các cơn sốt nhà đất đang lên ngôi đó chính là dòng chảy của việc kinh doanh các loại hình bất động sản, đó không phải chỉ đơn giả là việc mua hay bán mà thực sự đã trở thành một “cái bánh khổng lồ” đối với những ai biết nắm bắt và có tầm nhìn kinh doanh. Giữa bối cảnh tình hình chung ấy thì shophouse đã hiện lên như một mô hình bất động sản tương đối mới mẻ tại Việt Nam gây sức hút không hề nhỏ và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Thế nhưng nếu chỉ nghe đến đây là bạn đã có thể nhắm mắt chọn đại cho mình một căn shophouse thì thật sự lầm to rồi nhé! Mua Shophouse đầu cần phải đọc 3 điểm này:
Tóm tắt bài viết
MUA SHOPHOUSE LÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ SINH LỜI CAO
Dĩ nhiên đến với công việc kinh doanh ai cũng mong muốn có thể đầu tư vào một thứ gì đó mà có suất sinh lời cao. Chính vì thế việc lựa chọn đầu tư mua Shophouse bất động sản là một ý kiến hoàn toàn không tồi một chút nào.
Đầu tiên chúng ta hãy xem shophouse là gì mà việc mua Shophouse lại hứa hẹn với bạn đến vậy!
Shophouse hay còn được gọi là nhà phố thương mại, biệt thư thương mại và tọa lạc trong những thiên đường mua sắm nổi tiếng chiếm giữ cho mình vị trí vàng thuận lợi của trung tâm. Việc shophouse thường được xây dựng trong lõi của những quần thể đô thị khép kín đã tạo nên thế mạnh cho khối kiến trúc hiện đại này.
Chính vì yếu tố kể trên mà việc mua Shophouse có thể bảo đảm cho việc kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng với khả năng sinh lời lớn, giá trị thương mại gia tăng theo thời gian và luôn giữ vững phong độ của mình.
Nhưng đó là những yếu tố khách quan, việc bị chi phối bởi môi trường vi mô cũng rất quan trọng như nguồn cung đất liên thổ của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung là tương đối hạn chế.
Đặc thù nguồn hàng shophouse
Ngoài ra do đặc thù nguồn hàng shophouse tung ra thị trường khá ít (chưa đến 500 căn được tung ra trong 6 tháng đầu năm tại thành phố Hồ Chí Minh), nên theo quy luật cung cầu tất yếu khả năng tăng giá của phân khúc này được nhận định sẽ tiếp tục mạnh trong tương lai khiến đại đa số nhà đầu tư đều không vội ra hàng mà giữ lại. Động thái này khiến nguồn hàng giao dịch càng khan hiếm.
Từ đó lại càng gây sức ép lớn tạo ra sự chênh lệch giữ cung và cầu khiến cho cụm từ “mua Shophouse” chưa bao giờ là thực sự thỏa mãn “cơn khát” của người mua.
KINH NGHIỆM MUA SHOPHOUSE CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Giữ nguyên quan điểm ban đầu như đã nói, không phải cứ nghe đến việc suất sinh lợi cao từ mô hình đang làm mua làm bão của thị trường bất động sản Việt Nam là shophouse rồi thì nhà đầu tư cứ nhắm mắt chọn bừa chọn ẩu mà mua Shophouse thì sẽ khiến “lợi bất cập hại”.
Và để tránh được tình trạng đó hãy thử cùng điểm qua những kinh nghiệm mua Shophouse cho nhà đầu tư nào!
Đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định đến 60% sự thành công trong việc đầu tư mua Shophouse đó chính là việc lựa chọn vị trí đẹp là hạ tầng đồng bộ. Điều này thoạt nghe thì như vô cùng dễ dàng thế nhưng không ít những “nhà đầu tư tay mơ” vẫn mắc phải, vậy thì cứ chậm chậm và tham khảo tiếp.
Một căn shophouse tốt không phải chỉ là nơi ở tốt, mà còn phải là nơi thuận lợi cho kinh doanh với việc giao thông linh hoạt, thuận tiện đi lại cũng như có lượng khách hàng dồi dào, đó cũng là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của shophouse.
Ngoài ra với hạ tầng hiện đại, đồng bộ cũng là yếu tố tạo nên sức sống, khả năng hoạt động hiệu quả cho shophouse. Bởi lẽ ở nơi nào có cư dân đông đúc, có điều kiện kinh tế tốt kéo theo nhu cầu mua sắm tiêu dùng lớn thì mới có cơ hội để kinh doanh sinh lời và chẳng mấy chốc căn shophouse của bạn sẽ trở thành con gà đẻ trứng vàng.
Thành công còn lại sẽ được định bởi yếu tố biết chọn thời thời điểm
Cuối cùng 40% thành công còn lại sẽ được định bởi yếu tố biết chọn thời thời điểm của bạn. Trong bất động sản thì vấn đề thời điểm là vô cùng quan trọng, có những khối tài sản có giá trị rất cao nhưng có thể chỉ qua một đêm nó giảm xuống rất nhiều thậm chí là số không và ngược lại. Chính vì thế điều này đã tạo nên cơ chế kiếm lãi của các nhà đầu tư bất động sản hiện tại và shophouse cũng không thoát khỏi ghềnh cuống ấy.
Do đó, trước khi bạn bắt tay vào việc mua Shophouse hãy trang bị cho mình bằng những thông tin xoay quanh căn shophouse dự định mua bởi nguồn tin đáng tin cậy. Sau đó thì hãy thật sự sáng suốt và biết chớp lấy cơ hội khi thời điểm đên.
Trên đây là hai kinh nghiệm vàng mà bất cứ nhà đâuù tư shophouse cũng nên bỏ túi.
THỊ TRƯỜNG BÁN VÀ MUA SHOPHOUSE TẠI HÀ NỘI
Nói thị trường kinh doanh bất động sản nhất là shophouse nhưng không kể đến Hà Nội thì thật sự là thiếu xót vì đây dường như là nơi diễn ra những cơn sốt đất từng ngày từng giờ và được xếp ngang hàng thậm chí là hơn cả thành phố Hồ Chí Minh bởi vốn dĩ nơi đây là mãnh đất thủ đô, linh hồn của dân tộc Việt.
Một mô hình bất động sản thu hút như là là shophouse với vùng dất đắt địa như là Hà Nội thì không có bất cứ một lý do gì mà mua Shophouse không trở thành một cơn sốt khi luôn trong tình trạng “cháy hàng” với giá cả tăng chênh lệch so với giá dự kiến rất nhiều.
Cách đây không lâu, dự án shophouse tại Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy (Hà Nội), mức giá khởi đầu chủ đầu tư đưa ra khoảng 12 tỷ đồng/căn với diện tích 120 m2, nhưng người bán cho biết, đó chỉ là giá trên hợp đồng. Thực tế, các căn shophouse tại đây đã bán hết, khách hàng chỉ có thể mua lại từ các nhà đầu tư thứ cấp với giá chênh gấp đôi, thậm chí gấp ba so với mức giá ban đầu.
Lý giải cho điều đó là hầu hết các dự án đều được đặt tại các vị trí dân cư sẵn có, quy mô dân số trong và xung quanh dự án cao. Khi mua Shophouse, khách hàng có thể toàn quyền quyết định không gian thương mại ở tầng 1 có thể cho thuê làm cửa hàng hoặc văn phòng. Do đó, các sản phẩm này luôn có lợi thế rất lớn về tiếp cận khách hàng, giúp tăng giá trị của bất động sản theo thời gian.